Tên
Năm ra đời & Tác giả
Thuyết này cho rằng ...
Ưu điểm
Nhược điểm
Mô hình học tập liên quan
1. Thuyết hành vi (Behaviorism)
1913
John B. Watson (mở rộng bởi B.F. Skinner vào thập niên 1930)
– Học tập là sự thay đổi hành vi do kết quả của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng.
– Nhấn mạnh việc sử dụng phần thưởng và hình phạt để củng cố hành vi.
– Tập trung vào hành vi có thể quan sát được.
– Hiệu quả cho việc học tập các nhiệm vụ đơn giản.
– Có kết quả rõ ràng, dễ đo lường.
– Bỏ qua quá trình tư duy nội tại.
– Không hiệu quả khi học các chủ đề phức tạp hoặc trừu tượng.
– Tài liệu hướng dẫn được soạn sẵn (Programmed Instruction)
– Giảng dạy trực tiếp (Direct Instruction)
– Học tập làm chủ (Mastery Learning)
2. Thuyết kiến tạo (Constructivism)
1936
Jean Piaget, Lev Vygotsky
– Người học tự xây dựng kiến thức thông qua trải nghiệm.
– Nhấn mạnh việc học thông qua thực hành.
– Học tập là quá trình chủ động và mang tính xã hội.
– Khuyến khích học tập sâu và tư duy phản biện.
– Thích nghi với các phong cách học tập khác nhau.
– Khó quản lý trong các lớp học lớn hoặc có cấu trúc chặt chẽ.
– Có thể dẫn đến kết quả không nhất quán.
– Học tập khám phá (Discovery Learning)
– Học tập dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning)
– Học tập trải nghiệm (Experiential Learning)
Tên
Năm ra đời &
Tác giả
Thuyết này cho rằng ...
Ưu điểm
Nhược điểm
Mô hình học tập liên quan
3. Thuyết nhận thức (Cognitivism)
1950s
Jean Piaget (cùng với Jerome Bruner và các cộng sự khác)
– Tập trung vào các quá trình tinh thần nội tại như trí nhớ, nhận thức, và giải quyết vấn đề.
– Người học chủ động xử lý thông tin và kiến tạo dựa trên kiến thức có sẵn.
– Khuyến khích đào sâu để hiểu nội dung học tập hơn.
– Tập trung vào các mô hình và cấu trúc nhận thức.
– Ít chú trọng đến động lực và các khía cạnh cảm xúc của việc học.
– Có thể bỏ qua bối cảnh xã hội.
– Chín sự kiện hướng dẫn của Gagne (Gagne’s Nine Events of Instruction)
– Lý thuyết xử lý thông tin (Information Processing Theory)
– Thang phân loại của Bloom (Bloom’s Taxonomy)
4. Thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory)
1961
Albert Bandura
– Học tập diễn ra thông qua việc quan sát và mô phỏng hành vi của người khác.
– Nhấn mạnh vai trò của bối cảnh xã hội và việc bắt chước trong học tập.
– Kết hợp các hoạt động để củng cố kiến thức.
– Nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác xã hội.
– Hiệu quả trong các bối cảnh thực tế.
– Không xem xét đến sự khác biệt mang tính cá nhân của từng học viên.
– Thiếu tập trung vào quá trình tư duy nội bộ.
– Tương tác hai chiều (Reciprocal Determinism)
– Học tập theo ngữ cảnh (Situated Learning)
– Học tập từ bạn học/học tập ngang hàng (Peer Learning)
Tên
Năm ra đời &
Tác giả
Thuyết này cho rằng ...
Ưu điểm
Nhược điểm
Mô hình học tập liên quan
5. Humanism (Thuyết Nhân văn)
1960s
Carl Rogers, Abraham Maslow
– Nhấn mạnh việc hoàn thiện bản thân và sự phát triển cá nhân.
– Người học có quyền tự chủ và trách nhiệm trong quá trình học tập.
– Tập trung vào phát triển toàn diện.
– Hỗ trợ động lực học tập và sự độc lập của người học.
– Khuyến khích các phương pháp học tập lấy người học làm trung tâm.
– Thiếu các chiến lược cụ thể để hướng dẫn.
– Khó đo lường kết quả học tập một cách khách quan.
– Học tập tự định hướng (Self-Directed Learning)
– Học tập lấy người học làm trung tâm (Learner-Centered Instruction)
– Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)
6. Thuyết Học tập trải nghiệm (Experiential Learning Theory)
1984
David Kolb
– Học tập là quá trình vòng tròn, bao gồm trải nghiệm thực tế, quan sát phản chiếu, khái niệm hóa trừu tượng và chủ động thử nghiệm.
– Tập trung vào trải nghiệm.
– Thu hút người học tham gia vào các hoạt động thực tế.
– Khuyến khích tự suy ngẫm và học tập chủ động.
– Cần những trải nghiệm được thiết kế tốt.
– Một số người học có thể gặp khó khăn nếu không có cấu trúc.
– Chu kỳ học tập trải nghiệm của Kolb (Kolb’s Experiential Learning Cycle)
– Học tập qua hoạt động tình nguyện (Service Learning)
– Học tập qua các tình huống mô phỏng thực tế (Simulation-Based Learning)
Tên
Năm ra đời &
Tác giả
Thuyết này cho rằng ...
Ưu điểm
Nhược điểm
Mô hình học tập liên quan
7. Thuyết Học tập biến đổi (Transformative Learning)
1978
Jack Mezirow
– Học tập là sự thay đổi góc nhìn hoặc thế giới quan thông qua sự phản tư phê phán.
– Người học đặt câu hỏi về các giả định của họ và trải qua quá trình biến đổi cá nhân.
– Khuyến khích sự thay đổi sâu sắc và có ý nghĩa ở người học.
– Hỗ trợ tư duy phản biện và tự nhận thức.
– Tốn thời gian và đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể từ người học.
– Khó thực hiện trong các nhóm học lớn.
– Phản tư mang tính phản biện (Critical Reflection)
– Thay đổi góc nhìn (Perspective Transformation)
– Thực hành phản tư (Reflective Practice)
8. Thuyết Kết nối (Connectivism)
2005
George Siemens, Stephen Downes
– Học tập diễn ra thông qua các kết nối trong mạng lưới (kỹ thuật số hoặc xã hội).
– Kiến thức được phân tán và tiếp cận qua công nghệ.
– Nhấn mạnh học tập suốt đời.
– Nhấn mạnh môi trường học tập hiện đại, có mạng lưới.
– Tập trung vào ứng dụng thực tế. của nội dung đang được giảng dạy
– Bị chỉ trích vì quá tập trung vào công nghệ.
– Thiếu các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ.
– Học tập có mạng lưới (Networked Learning)
– Môi trường học tập cá nhân (Personal Learning Environments – PLEs)
– Khóa học mở trực tuyến đại chúng (Massive Open Online Courses – MOOCs)
Câu hỏi giúp bạn ôn lại nội dung vừa học:
- Bạn đã nắm rõ hoặc yêu thích lý thuyết học tập nào nhất?
Lý thuyết học tập nào tập trung vào việc người học tự định hướng quá trình học của mình? Tại sao lý thuyết này đặc biệt phù hợp với người lớn?
Mô hình học tập dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning) là bắt nguồn từ lý thuyết học tập nào?
Lý thuyết học tập nào không phù hợp cho các nội dung học phức tạp?
Trong Lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb, vòng lặp học tập bao gồm những bước nào và chúng tác động thế nào đến quá trình học tập thông qua thực hành?
Trong 8 lý thuyết trên, lý thuyết nào nhấn mạnh rằng học tập diễn ra thông qua tương tác xã hội và sự cộng tác với những người khác trong cùng 1 cộng đồng cùng học/thực hành kỹ năng đó? Hãy nêu 1 ví dụ về việc áp dụng lý thuyết này trong đào tạo nghề.
- Theo bạn, tại sao lý thuyết học tập dành cho người lớn (Andragogy) lại không có mặt trong danh sách này?
- Hãy tóm tắt ưu và nhược điểm của 4 thuyết học tập đầu tiên.
- Việc đặt câu hỏi cho người đọc ở cuối bài viết để họ ôn lại hoặc tự kiểm tra mức độ hiểu của mình là một ví dụ của việc áp dụng lý thuyết học tập nào?
Nếu muốn trao đổi thêm với mình về câu trả lời của bạn, bạn có thể gửi email cho mình tại: vanpham@edtech.com.
Happy learning! 😉