Instructional Design Models – Các mô hình Thiết kế Giảng dạy quan trọng nhất

Chào bạn, lại là mình Vân đây

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa của Instructional Design. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn vào tổng quan các mô hình và lý thuyết học tập mà một người Instructional Designer cần biết (và dĩ nhiên là ứng dụng được vào công việc).

Tại sao cần sử dụng các ID models khi thiết kế giảng dạy?

Thông tin là một nguồn để học tập. Nhưng nếu nó KHÔNG được sắp xếp, xử lý và trở nên dễ dàng tiếp cận đến các đối tượng phù hợp, giúp họ ra được các quyết định, thì thông tin đó là một gánh nặng chứ không phải lợi ích.

C. William Pollard, Chủ tịch, Công ty Đầu tư Fairwyn

Bạn có đồng ý với ý kiến trên không?

Nhồi nhét cho người học hàng tá thông tin bằng các quyển sách hướng dẫn sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc học. Thông tin cần được sắp xếp theo cách giúp người học dễ hiểu và nhớ lâu. Nó cũng phải được chuyển đến đúng người, thông qua các phương tiện thích hợp. Vậy, làm thế nào để bạn đảm bảo thông tin được sắp xếp, xử lý và dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng?

Câu trả lời là: bạn cần có một quy trình hoặc một mô hình cụ thể. Phát triển bất kỳ sản phẩm nào cũng cần một quy trình rõ ràng, các khóa học cũng vậy. Đây là lúc các Mô hình Thiết kế Hướng dẫn phát huy vai trò của nó.

Mô hình (model) là gì?
Định nghĩa từ Oxford Languages: mô hình là một hệ thống hoặc một đồ vật được dùng để làm ví dụ hoặc làm mẫu để bắt chước theo.

MÔ HÌNH THIẾT KẾ ĐÀO TẠO (ID MODELS) LÀ GÌ?

Mô hình thiết kế giảng dạy là một công cụ, một khuôn khổ để phát triển các tài liệu giảng dạy. Nó giúp các nhà thiết kế hướng dẫn tạo nên cấu trúc và ý nghĩa cho tài liệu học tập. Nó cho phép họ hình dung nhu cầu đào tạo và chia nhỏ quy trình thiết kế tài liệu đào tạo thành các bước. Các mô hình này cung cấp các hướng dẫn nhằm đảm bảo đào tạo đáp ứng được các mục tiêu học tập và các kỳ vọng từ các bên liên quan.

Cần lưu ý, Instructional Design Models khác với Learning Models. ID models dành cho các IDer, còn Learning Models (hay còn gọi là Learning Style Models) dành cho người học nói chung. Chi tiết về Learning Style Models xem tại bài viết này.

Tại sao bạn cần sử dụng mô hình thiết kế đào tạo (ID Models)?

  • Giúp IDer lên kế hoạch công việc có hệ thống
  • Tiết kiệm thời gian
  • Bảo đảm tính logic và trọn vẹn của trải nghiệm học tập
  • Giúp doanh nghiệp đầu tư tiền bạc vào đúng nơi. Bước đầu của các mô hình ID là đánh giá sự cần thiết của nhu cầu đào tạo, để biết khóa đào tạo này có thực sự cần được xây dựng hay không. Nếu câu trả lời là có, thì bạn cần bao nhiêu nội dung và bạn có những nội dung đó không? Thực hiện tốt bước này có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho tổ chức vì giúp tổ chức tránh lãng phí kinh phí đào tạo cho các vấn đề mà đào tạo không phải là giải pháp.
  • Mô hình ID cũng giúp bạn tìm ra những khoảng trống có thể đang tồn tại trong nội dung đào tạo, lấp đầy chúng trước khi bắt đầu bước thiết kế ..

CÁC MÔ HÌNH INSTRUCTIONAL DESIGN PHỔ BIẾN & HIỆU QUẢ NHẤT

Khi tự học ID, mình đã lọc ra được danh sách dưới đây, là những mô hình và lý thuyết học tập phổ biến nhất trong giới ID (tức là nhiều công ty tuyển dụng sẽ yêu cầu IDer phải có) và hiệu quả nhất cho công việc của IDer.

Một quy trình thiết kế giảng dạy có thể áp dụng các mô hình khác nhau, tuỳ theo quan điểm của nhà thiết kế giảng dạy. Một mô hình có thể hiệu quả hơn khi dùng để thiết kế một khóa học Toán, nhưng một mô hình khác thì hiệu quả hơn cho việc thiết kế các khóa học kỹ năng mềm (ví dụ như quản lý con người, dịch vụ khách hàng, v.v.). Vì vậy khi sử dụng thì bạn nhớ cần xem xét mục tiêu của chương trình và lựa chọn mô hình học tập một cách linh hoạt nhé.

Dưới đây là tổng quan về một số mô hình khác nhau trong thiết kế giảng dạy (Instructional Design – ID) phổ biến nhất hiện này, theo video của anh Devlin Peck (mình có đăng trên fanpage Instructional Design with Vân):

  1. ADDIE
  2. Bloom’s Taxonomy
  3. Kirkpatrick’s Evaluation Model
  4. 9 bước của Gagne
  5. Cathy Moore’s Action Mapping
  6. Mayer’s Principles (đặc biệt dành cho e-Learning)

Cả 6 mô hình này đều quan trọng và một Instructional Designer cần phải nắm rõ. Vậy thì đến đây chắc bạn đang tự hỏi:

  • Trong 6 mô hình này thì cái nào được dùng nhiều nhất/quan trọng nhất?
  • 6 models này khác nhau và giống nhau ở điểm nào?
  • Sao phải học cả 6 model mà không phải là 1 thôi?
  • Khi nào thì dùng model nào?

Trong bài này, chúng ta chỉ đi vào tổng quan của các model. Còn chi tiết thì bạn hãy bấm vào từng model (có link bài viết) ở trên nhé

Dưới đây là 1 hình thể hiện mức độ mà một IDer sử dụng các mô hình này. Bạn hãy xác định xem 3 mô hình nào là phổ biến nhất và 3 mô hình nào ít dùng nhất.

Lưu ý: Màu xanh là “Luôn phải dùng” và màu cam là “Thường dùng”

Như vậy ADDIE vẫn là đứng đầu, với tỷ lệ “Thường dùng” và “Luôn dùng” cao nhất. Muốn trở thành IDer thì về learning model, ADDIE chính là model trước nhất và quan trọng nhất mà bạn cần học.

Sau đó là Bloom’s Taxonomy – đây là hệ thống phân loại các mức độ nắm vững kiến thức của người học. Nó giúp người học và người dạy đo lường được việc học và biết mình đang ở mức độ nào trên thang đo về sự nắm vững kiến thức.

1. MÔ HÌNH ADDIE

ADDIE là tên viết tắt 5 bước của một quy trình ID, bao gồm: Phân tích (Analyze), Thiết kế (Design), Phát triển (Develop), Thực hiện (Implement), Đánh giá (Evaluate).

Đây là mô hình thiết kế giảng dạy nền tảng nhất và phổ biến nhất. Nói không ngoa thì 80-90% các JD tuyển dụng sẽ nhắc đến ADDIE như một kiến thức mà Instructional Designer bắt buộc phải có.

Mô hình ADDIE ban đầu được phát triển bởi Đại học Bang Florida cho mục đích đào tạo trong quân đội. Qua nhiều năm, các bước của mô hình đã được sửa đổi và trở nên năng động và có tính tương tác hơn so với phiên bản ban đầu của nó, cho đến khi phiên bản phổ biến nhất của nó xuất hiện vào giữa những năm 80, như chúng ta biết ngày nay.

ADDIE Model - Instructional Design
Nguồn ảnh: Kenneth Chan

Bước Evaluate (Đánh giá) trong các mô hình ADDIE sau này được xác định là bước cần làm trong suốt quá trình xây dựng khoá học, chứ không phải chỉ là bước cuối cùng nữa.

2. MÔ HÌNH 9 BƯỚC HƯỚNG DẪN CỦA GAGNÉ (GAGNE’S 9 EVENTS OF INSTRUCTION)

Cách tiếp cận của Gagné đối với thiết kế giảng dạy được coi là một mô hình cơ bản, đã ảnh hưởng đến nhiều cách tiếp cận thiết kế khác và đặc biệt là cách tiếp cận hệ thống Dick & Carey. Cách tiếp cận này dựa trên Lý thuyết Thiết kế giảng dạy (Instructional Design Theory) là Behaviorism (Hành vi).

Theo Gagné, việc học diễn ra trong một chuỗi 9 bước học tập, mỗi bước trong số đó là một điều kiện cho việc học và phải được hoàn thành trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Tương tự, các bước giảng dạy phải phản ánh các bước học tập.

Các bước này tuân theo một quy trình thiết kế giảng dạy có hệ thống, tạo ra một mô hình linh hoạt, nơi các bước có thể được điều chỉnh để phục vụ cho các tình huống học tập khác nhau.

Trên thực tế, đây là một trong những mô hình thiết kế hướng dẫn được sử dụng nhiều nhất vì nó cung cấp một cấu trúc phù hợp để phát triển eLearning hiệu quả.

B7__3_ID-Theories

Chín bước là:

  1. Gain attention -Thu hút sự chú ý của học viên: bằng những yếu tố kích thích, thu hút sự chú ý của não bộ (Ví dụ: đưa ra những ý tưởng mới lạ hoặc câu hỏi kích thích tư duy, v.v.)
  2. Inform students of the objectives -Thông báo cho học viên về mục tiêu của buổi học. Thiết lập các kết quả mong đợi và tiêu chí để đo lường thành tích.
  3. Stimulate recall of prior learning -Kích thích sự nhớ lại những điều đã học trước đó: Tận dụng kiến ​​thức hiện có trước khi giới thiệu kiến ​​thức mới và xây dựng thêm dựa trên nền tảng kiến thức đã có.
  4. Present the content -Trình bày nội dung: Cung cấp nội dung theo từng phần nhỏ, dễ tiếp thu.
  5. Provide learner guidance – Cung cấp hướng dẫn cho người học: Hướng dẫn họ bằng các ví dụ, nghiên cứu điển hình và các hỗ trợ hướng dẫn khác để bổ sung nội dung.
  6. Elicit performance – Khơi gợi hiệu suất: Thu hút họ tham gia các hoạt động khác nhau nhằm nhớ lại, sử dụng và đánh giá kiến ​​thức.
  7. Provide feedback – Cung cấp phản hồi: Củng cố kiến ​​thức với phản hồi cho học viên ngay lập tức (cung cấp thông tin, khắc phục, sửa chữa, v.v.)
  8. Assess performance – Đánh giá hiệu suất: Kiểm tra kiến ​​thức của họ với các tiêu chí đã thiết lập (và minh bạch).
  9. Enhance retention and transfer to the job: Tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào thực tế công việc. Sử dụng các chiến lược duy trì sự ghi nhớ nội dung (bản đồ khái niệm concept maps, yêu cầu học viên diễn đạt/tóm tắt lại bằng ngôn ngữ của họ, v.v.)

3. BLOOM’S TAXONOMY

4. ACTION MAPPING

5. KIRKPATRICK’S EVALUATION MODEL

6. MAYER’S PRINCIPLES

7. MÔ HÌNH DICK & CAREY (hay còn gọi là SYSTEM APPROACH MODEL)

Mô hình này quy định phương pháp thiết kế giảng dạy dựa trên việc chia nhỏ nội dung giảng dạy thành các thành phần nhỏ hơn. Việc giảng dạy nhắm tới mục tiêu cụ thể là các kỹ năng và kiến thức được dạy và tạo ra các điều kiện thích hợp để người học có thể học được những điều này.

Các bước của mô hình ADDIE như sau:

Bước 1: Analyse – PHÂN TÍCH 

  • Phân tích hệ thống (các bộ phận, công việc …) cần thiết cho quá trình dạy học
  • Tổng hợp tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến từng hoạt động cụ thể của buổi học
  • Chọn các nhiệm vụ cần thiết phù hợp với mục tiêu cụ thể của buổi học
  • Xây dựng thang đánh giá kết quả thực hiện cho từng nhiệm vụ
  • Chọn hình thức giảng dạy thích hợp (lớp học, kèm cặp, tự nghiên cứu …)
  • Xác định thời lượng, thời gian dạy học thích hợp.

Bước 2: Design – THIẾT KẾ

  • Phát triển mục tiêu học tập cho từng hoạt động cụ thể.
  • Sắp sếp thứ tự cụ thể các bước học tập cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng
  • Tiến hành kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm …
  • Lập danh sách giả định các điều kiện về kiến thức và kĩ năng của người học trước khi thực hiện quá trình dạy học
  • Cấu trúc lại hệ thống kiến thức của bài học theo thứ tự sao cho người học dễ tiếp thu nhất.

Bước 3: Develop – PHÁT TRIỂN

  • Liệt kê các hoạt động cụ thể để giúp học viên nắm được từng mục tiêu của bài học
  • Chọn phương pháp dạy học phù hợp
  • Rà soát tài liệu hiện có để tránh trường hợp lập lại những sai lầm của quá trình dạy học trước
  • Phát triển tài liệu hướng dẫn
  • Tổng hợp tài liệu hướng dẫn thành một đề cương học tập cụ thể và có tính khả thi
  • Xác định các giá trị của tài liệu đảm bảo rằng nó sẽ hướng dẫn học viên đạt được mục tiêu bài học dự kiến

Bước 4: Implement – THỰC HIỆN

  • Xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học
  • Tiến hành khóa học

Bước 5: Evaluate – ĐÁNH GIÁ

  • Tiếp tục rà soát và đánh giá từng giai đoạn trên để đảm bảo nó thực hiện chính xác yêu cầu của mục tiêu khóa học
  • Thực hiện đánh giá ngoài lớp học (nghĩa là theo dõi xem các học viên có khả năng và kiến thức như thế nào sau khóa học)
  • Rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những sai sót trong quá trình đào tạo

Nguồn: https://www.shiftelearning.com/blog/top-instructional-design-models-explained

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *