Blackboard vs. Canvas: So sánh các tính năng chính

Blackboard và Canvas là hai hệ thống quản lý học tập (Learning Management System, được gọi tắt là LMS) nhắm vào thị trường giáo dục đại học và K-12 (phổ thông). Cả hai giải pháp đều chia sẻ các tính năng học tập xã hội và cung cấp các ứng dụng di động gốc để người dùng có thể học ở bất cứ đâu.

BLACKBOARD

Blackboard Learn là một LMS trên nền tảng web, được sử dụng trong môi trường học thuật lẫn kinh doanh để đem đến trải nghiệm học tập tốt hơn cho sinh viên và nhân viên. Nó có thể dễ dàng được tùy chỉnh theo nhu cầu của tổ chức và tích hợp với Microsoft OneDrive, hệ thống thông tin của trường học và Dropbox.

Điểm cộng: Phiên bản mới là New Ultra Experience với các tính năng cũ được sắp xếp lại thành một quy trình làm việc thông suốt. Ngoài ra, nó cung cấp 3 options triển khai, và ứng dụng di động cho cá nhân.
Điểm trừ: Đôi khi phần mềm có thể bị lỗi, không tương thích với các ứng dụng của Google

Blackboard Learning được thiết kế riêng cho 4 thị trường khác nhau: K-12 (giáo dục phổ thông), giáo dục bậc cao (đại học trở lên), doanh nghiệp, và chính phủ. Cả 4 thị trường này đều dùng chung các tính năng chính của Blackboard, chẳng hạn như kiểm tra/ đánh giá (testing/assessments), thảo luận (discussions), và hồ sơ học tập của người dùng. Tuy nhiên vẫn có một số tính năng là dành riêng cho một số thị trường cụ thể (ví dụ: tính năng phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp và chính phủ)

CANVAS

Canvas được tạo ra bởi Instructure, một giải pháp quản lý học tập dành cho các tổ chức giáo dục. Khi mới được tạo ra vào năm 2011, Canvas được thiết kế nhằm tạo sự gắn kết với người dùng tốt hơn trong quá trình học tập và giảng dạy. Với Canvas, giáo viên cũng có thể truy cập vào Arc, một nền tảng video có tính cởi mở (inclusive), dành cho việc giảng dạy trực tuyến. Arc có thể được dùng kèm với Canvas để dễ dàng đăng lên và chia sẻ videos cho các lớp học trực tuyến, nó cũng cho phép học viên và người hướng dẫn (instructors) bình luận và trò chuyện ngay bên dưới các videos.

Điểm cộng: Canvas có thể tận dụng Arc, một công cụ mới, để khiến các video giáo dục trở nên có tính cộng tác (collaborative) hơn.

Điểm trừ: Canvas không có các tính năng trò chơi hoá (gamification) sẵn có, nhưng có thể tích hợp với các công cụ của bên thứ ba để thực hiện tính năng này.

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT

Về Thực thi & Tích hợp (Implementation & Integration)

Blackboard: Người dùng có 3 options để triển khai: trên điện toán đám mây (cloud), cài đặt nội bộ (on-premise) và mã nguồn được quản lý (managed hosting). Blackboard cũng tích hợp với các giải pháp khác, chẳng hạn như hệ thống thông tin trường học (school information systems – SIS), Dropbox, PowerSchool và Microsoft OneDrive.

Canvas: Canvas là một nền tảng dựa trên điện toán đám mây (cloud-based), nên quá trình thực thi ngắn hơn các giải pháp cài đặt nội bộ. Người dùng có thể dùng thử miễn phí 14 ngày hoặc dùng Canvas như một giải pháp mã nguồn mở (open-source). Về việc tích hợp, Canvas cung cấp một trung tâm ứng dụng chuyên biệt với thư viện công cụ giáo dục, có thể cài đặt chỉ bằng 1 cú click.

Kết luận: Blackboard sẽ là option tốt nhất cho 1 trường học cần lưu trữ dữ liệu cho riêng mình. Tuy nhiên đối với những trường học không có đủ nguồn lực để lưu trữ dữ liệu thì cả Blackboard và Canvas đều có lựa chọn là triển khai trên cloud (điện toán đám mây). Canvas cũng có nhiều loại công cụ để lựa chọn, trong khi Blackboard, ngoài hệ thống thông tin trường học (school information systems – SIS) thì chỉ tích hợp với Dropbox, PowerSchool và OneDrive.

Nguồn

Dịch: Hải Vân Phạm

Bản quyền thuộc về Training4Result và Hải Vân Phạm

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *