Triển vọng nghề nghiệp của Nhà thiết kế Giảng dạy – Instructional Designer (IDer)

Hãy cùng tìm hiểu xem IDr có những cơ hội như thế nào trong tương lai nhé

Nhà thiết kế Giảng dạy – Instructional Designer (IDr) là ai?

Nhà thiết kế Giảng dạy – Instructional Designer (IDr) chuyên về thiết kế và thực hiện các chương trình giáo dục. Họ là các chuyên gia sư phạm có hiểu biết về các lý thuyết học, dạy và đánh giá. Họ làm việc trong các tổ chức học thuật, phi lợi nhuận và cả các tổ chức thương mại. Họ có thể làm việc với các giảng viên để tạo ra phiên bản trực tuyến của các khóa học đại học, hoặc họ có thể tư vấn cho các công ty hàng đầu để phát triển tài liệu đào tạo nhân viên. Nhiều người thiết kế giảng dạy giỏi nhất đã bắt đầu sự nghiệp với vị trí giáo viên, vì vậy nếu bạn thích giảng dạy và thiết kế chương trình giảng dạy, đây có thể là một nghề nghiệp cho bạn.

Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, triển vọng việc làm cho các nhà thiết kế giảng dạy , dự kiến từ năm 2016 đến 2026 sẽ tăng mạnh mẽ, với mức tăng 11% trong nhiều vị trí. Mức lương hàng năm trung bình là $ 63,750 (trung bình $5,300/tháng) trong năm 2017. Nhiều nhà tuyển dụng thích tuyển những nhà thiết kế giảng dạy có trình độ sau đại học.

(Nguồn: ĐH Chicago) https://grad.uchicago.edu/wp-content/uploads/2019/10/Instructional-Design-Career-Guide-3.0.pdf

Tôi có thể làm công việc gì với bằng cấp về thiết kế giảng dạy?
Lựa chọn nghề nghiệp có thể bao gồm:

  • Chuyên viên đào tạo cho doanh nghiệp (Corporate trainer)
  • Giám đốc chiến lược về học tập (Learning strategies director)
  • Thiết kế giảng dạy/Thiết kế hướng dẫn (Instructional designer)
  • Quản lý dự án (Project manager)
  • Tư vấn giáo dục (Educational consultant)

Các chức danh nghề nghiệp (Possible Job Titles)

  • Thiết kế hoặc Điều phối viên hướng dẫn (Instructional Designer or Coordinator)
  • Chuyên viên phát triển chương trình học (Curriculum Developer)
  • Điều phối viên về Hỗ trợ giáo dục (Educational Support Coordinator)
  • Chuyên viên Công nghệ Giáo dục (Educational Technology Specialist)
  • Trợ lý phó giám đốc (Assistant Director)
  • Chuyên viên Đào tạo và Phát triển (Training and Development Specialist)
  • Chuyên viên Công nghệ Học thuật (Academic Technology Specialist)
  • Trợ lý phó giám đốc mảng Phát triển e-learning (Assistant Director of eLearning Development)
  • Chuyên viên Học tập từ xa (Distance Learning Specialist)
  • Giám đốc Học tập (Learning Director)

(Nhiều công việc dịch ra có vẻ chưa được chính xác, nhờ các bạn comment góp ý để dịch hay hơn)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN KỸ NĂNG TRONG TRƯỜNG HỌC THÀNH KỸ NĂNG THIẾT KẾ GIẢNG DẠY?

Thiết kế giảng dạy rất phù hợp cho các ứng viên có bằng cấp cao, đặc biệt là tiến sĩ và có kinh nghiệm giảng dạy. Nếu bạn có nền tảng về thiết kế khóa học (course design), phát triển giáo trình (syllabus development) và các công nghệ giảng dạy (instructional technology) sẽ giúp bạn vững bước trong sự nghiệp này.

Các ứng viên có vị trí tốt nhất là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và thực hành sư phạm. Họ đã sử dụng công nghệ trong lớp học, và họ quen thuộc với môi trường giảng dạy pha trộn nhiều phương pháp (blended teaching environments) và các công cụ quản lý khóa học như Canvas hoặc Blackboard. Họ cũng giỏi trong việc phân tích nhu cầu của sinh viên, làm rõ mục tiêu học tập và lựa chọn công cụ hoặc phương pháp học tập phù hợp.

Ngoài việc giảng dạy, các ứng viên có bằng cấp cao còn mang đến một số kỹ năng và thói quen tư duy hữu ích khác cho việc thiết kế giảng dạy. Kết quả của việc phải nhảy vào làm việc với những môn học mới và phải nhanh chóng tăng tốc sẽ giúp bạn mài giũa được khả năng học hỏi những điều mới. Khả năng này sẽ là một tài sản quý giá khi bạn làm việc với khách hàng hoặc các giáo sư để thiết kế tài liệu cho các môn học mà bạn không quen thuộc. Bởi vì bạn đã quản lý các dự án nghiên cứu phức tạp, bạn có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, làm truyền thông và quản lý dự án.

NHỮNG PHẦN CẦN HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH 1 IDer

PHẦN 1: HỌC CÁC LÝ THUYẾT VỀ HỌC TẬP (LEARNING THEORY) CƠ BẢN
1) ADDIE (quan trọng nhất): dùng để tạo nên 1 quy trình đi từ đầu tới cuối của ID
2) 9 Bước hướng dẫn của Gagné (Gagné’s 9 Events of Instruction): dùng để trình bày một nội dung sao cho dễ hiểu, dễ học.
3) Action Mapping: Thiết kế các hoạt động thực hành, ứng dụng các kỹ năng
4) Kirkpatrick’s Model: Các cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo, giúp IDer đo lường được hiệu quả công việc của mình và phản ứng của người học.
5) Bloom’s Taxonomy: Giúp IDer viết ra các mục tiêu học tập cho chương trình đào tạo, dựa trên các hành vi có thể quan sát và đo lường được.
6) Mayer’s Principles: Sử dụng đặc biệt cho e-learning, giúp định hướng cho 1 dự án e-learning.

PHẦN 2: HỌC VỀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ (VISUAL DESIGN)
1) Học các nguyên tắc thiết kế, layout, màu sắc cơ bản để làm cho chương trình training trở nên chuyên nghiệp và đẹp mắt
2) Nguyên tắc sử dụng các yếu tố đa phương tiện (multimedia) như nhạc, hiệu ứng, video, games, v.v. một cách hiệu quả

PHẦN 3: HỌC VỀ CÔNG NGHỆ (LEARN THE TECH)
1) Articulate Storyline: Công cụ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời cũng quan trọng nhất. Có thể đăng kí dùng thử miễn phí 2 tháng. Nên thử xây dựng khoá học và dùng các tính năng của AS. Giao diện tương tự Powerpoint.
2) Articulate Rise: Nằm trong bộ Articulate Suite, có thể dùng để xây dựng 1 khoá học online.
3) Adobe Illustrator: Dùng để chỉnh sửa các hình ảnh, graphics. Cần biết các tính năng cơ bản
4) Adobe XD: Nhẹ, dùng để xây dựng các bản mockup của các slide trước khi xây dựng các slide đó trong Storyline
5) LMSs: Learning Management Systems. Thử bản free trial (dùng thử miễn phí) của TalentLMS. Thử upload 1 gói SCORM và add người học vào khoá học.

Enjoy!

Bản quyền bài dịch thuộc về Training4Result và Hải Vân Phạm

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *