VAI TRÒ CỦA VISUAL DESIGN ĐỐI VỚI E-LEARNING


Nói về lý thuyết ID nhiều rồi, bữa nay đổi sang visual design cho mới mẻ nhé các bạn 😉
Hôm nay mình mới đọc được 1 quyển sách về Visual Design áp dụng trong giảng dạy, đào tạo. Sách rất hay, nên mình tóm tắt một số ý của những phần mà mình đã đọc qua, để bạn nào quan tâm có thể tìm đọc chi tiết hơn. Tên sách mình sẽ post ở cuối bài nhé


Visual design nếu dịch ra thì sẽ Thiết kế các yếu tố thị giác (vì bao gồm cả font chữ nữa chứ không chỉ là hình ảnh) mới sát nghĩa. Nghe dài dòng quá nên mình để nguyên luôn chữ tiếng Anh cho đỡ bị nhầm.


Tại sao Visual Design có ích cho việc học?

Các nhà khoa học ước tính hơn 50% vỏ não của con người có tham gia vào quá trình xử lý các yếu tố thị giác (nghiên cứu của Snowden & Thompson, 2012), trong khi chỉ có 10% là tham gia xử lý yếu tố âm thanh, còn các giác quan khác thì sử dụng còn ít hơn nữa.


>> Kết luận là bộ não chúng ta dành nhiều nguồn lực để tiếp nhận và xử lý các yếu tố thị giác hơn là các giác quan khác
Nghiên cứu (Mayer, 2009) cho thấy chữ (text) đi cùng với hình ảnh có liên quan (relevant visuals) thì tốt hơn cho việc học so với chỉ có mỗi chữ.


Hình ảnh có thể giúp nhấn mạnh các chi tiết quan trọng, tăng mức độ lưu giữ của trí nhớ và hỗ trợ quá trình giải quyết vấn đề. Các hình ảnh trừu tượng cũng giúp người học hiểu các thông tin phức tạp dễ dàng hơn và giúp xây dựng các mô hình tư duy.
Chính vì vậy khi thiết kế các trải nghiệm học tập, chúng ta cần tận dụng điều này. Nếu chia nhỏ một quá trình học tập ra thành các bước nhận thức (cognitive actions) nhỏ hơn, bạn sẽ thấy rằng các yếu tố thị giác hữu ích cho mọi bước của quá trình này.
Hình ảnh được xem như nam châm, thu hút sự chú ý, bất kể được truyền tải qua phương tiện nào. Người ta thường nhìn vào phần đồ họa của một trang web trước khi đọc chữ. Tương tự với các mục quảng cáo trên báo. Hình ảnh cũng giúp giữ người học chú ý đến bài học lâu hơn so với chỉ sử dụng chữ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *