CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN FONT CHỮ CHO E-LEARNING

1. Không bao giờ dùng quá 3 fonts khác nhau trong 1 dự án

Vì nó khiến dự án bị rối mắt và nhìn “nghiệp dư”.

Ví dụ: Tiêu đề dùng Times New Roman, Tiêu đề phụ dùng Arial, phần nội dung thì dùng Calibri, các phần chú thích dùng font chữ in nghiêng của Verdana.Thông thường 2 font chữ là đủ: 1 font cho các tiêu đề (headings) và 1 font cho nội dung (body copy)

Hoặc nếu tốt hơn thì dùng 1 bộ font mà thôi, ví dụ dùng 1 bộ font của Futura. Thường bộ font nào cũng có nhiều loại: font cho tiêu đề, font cho nội dung, font thường, font in nghiêng, font in đậm, v.v. Dùng theo bộ font như vậy thì dự án nhìn sẽ thống nhất và chuyên nghiệp hơn.

2. Sử dụng các bộ font cơ bản, miễn là dễ đọc

Mục đích của một chương trình e-learning là trình bày nội dung học một cách dễ nhìn nhất, chứ không phải là thiết kế đồ họa. Vì vậy chỉ cần dùng các font nào dễ tìm (cho IDer) và dễ đọc (cho người học) là đủ.

Thông thường các font “không chân” (sans-serif) sẽ dễ đọc và hiện đại hơn. *Sans trong tiếng Pháp nghĩa là “không có”

3. Ưu tiên dùng font không chân (sans-serif)

Font không chân (sans-serif) tối ưu cho việc trình bày nội dung trên website hoặc các thiết bị điện tử, vì sự gọn gàng của nó giúp người đọc có thể đọc nhanh hơn, ít bị nhầm lẫn hay dính chữ. Bạn có để ý là bài post Facebook này cũng đang được hiển thị với font chữ không chân không? E-learning được trình bày trên website và các thiết bị điện tử nên font chữ thích hợp nhất cho e-learning cũng là font chữ không chân nhé.

Nguồn ảnh: RGB.vn

4. Vậy font không chân nào là font thường được sử dụng khi thiết kế e-learning?

Một số cái tên nổi tiếng có thể kể đến như: Futura, Open Sans, Gill Sans, Lucida Sans, Helvetica, Franklin Gothic, Arial. Trong máy tính của mọi người thường đã có sẵn các font như: Arial, Open Sans, Gill Sans, Lucida Sans, cũng đủ dùng rồi. Khi làm dự án với khách hàng thì có thể IDer sẽ cần dùng bộ font riêng của khách, vì một số công ty có bộ font riêng để đảm bảo tính nhất quán về branding.

5. Nếu máy tính của tôi không có bộ font đó thì làm sao?

Thì tải về và cài vô nếu bạn có thể tìm được bộ font đó trên mạng hoặc khách hàng đưa cho bạn để làm dự án.

Nơi mình thường tải font miễn phí: https://freefontsfamily.com/

Các bước cài font:
  • B1: Tải file zip của font mình cần về
  • B2: Giải nén
  • B3: Click vào file đuôi .ttf hoặc .otf, xem font nào mình muốn cài (vì 1 bộ font thường có rất nhiều kiểu font, in đậm in nghiêng đủ cả)
  • B4: Bấm phải chuột > Install hoặc Install for all users là xong

Font sẽ xuất hiện trong các phần mềm có trên máy tính của bạn, ví dụ mở Powerpoint hoặc Articulate Storyline sẽ thấy có thêm font vừa cài. Dùng thôi!

Nguồn hình: RGB.vn

**Nếu bạn thấy hữu ích, hãy like, thả tym hoặc share để động viên tinh thần viết bài của chủ page nhé. Xin cảm ơn 😍

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *