Con đường tự học Instructional Design (Thiết kế giảng dạy)- Phần 2: Bức tranh lớn

TƯ DUY TIẾP CẬN VẤN ĐỀ TỪ ‘BỨC TRANH LỚN’

Khi tiếp cận bất cứ một vấn đề gì, một nguyên tắc cực kì hay mà mình được học là hãy nhìn vào ‘bức tranh lớn‘ (seeing the big picture) trước khi đi vào chi tiết.

Cách giáo dục trong trường lớp của Việt Nam tạo cho nhiều thế hệ người VN một cách tiếp cận vấn đề manh mún và đi ngay vào chi tiết mà không chú trọng vào bức tranh tổng quan nên dễ dẫn tới sự lệch hướng hoặc làm không tới nơi tới chốn.

Mình đã mất khá nhiều thời gian để sửa được thói quen tư duy này. Từ khi có được phản xạ nhìn mọi thứ từ ‘bức tranh lớn’, mình có cách suy nghĩ toàn diện hơn, thấu đáo hơn, nhờ đó kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tranh luận cũng bước lên một level mới (Mình sẽ chia sẻ hành trình này ở một bài viết khác nếu có bạn nào quan tâm)

Urban road map - street roads with cars, road signs, trees and houses, top  view Stock Vector Image & Art - Alamy

Muốn hiểu hết 1 tấm bản đồ, chúng ta sẽ cần phải biết những phần quan trọng nhất của nó.

  • Bản đồ này có những khu vực chính nào?
  • Để đi từ điểm A tới điểm B có bao nhiêu cách?
  • Tôi sẽ đi qua những tòa nhà nào, đi bằng xe gì?
  • Dọc đường tôi sẽ thấy những cái cây nào?
  • Có những biển báo nào tôi cần chú ý?

Tương tự như vậy, hãy tưởng tượng đây là bản đồ của môn Thiết kế giảng dạy (Instructional Design).

  • Các tòa nhà là những nền tảng lý thuyết quan trọng mà bạn phải biết.
  • Những chiếc xe là những công cụ để giúp bạn xây dựng nên các chương trình đào tạo (ví dụ: công cụ thiết kế, LMS, phần mềm thiết kế bài giảng Articulate Storyline, vv.v.).
  • Những cái cây là những quyển sách/ khóa học hay về ID
  • v.v.

Vậy thì bạn nên đặt những câu hỏi nào cho bản thân để có một cách tiếp cận thông minh, có chiến lược rõ ràng? Bạn thử dành ra 30 giây ghi chú xuống những câu hỏi bạn có trong đầu nhé. Hãy làm thử để rèn tư duy cho bản thân (tôi cũng từng làm những hoạt động tương tự như vậy để rèn giũa kĩ năng đặt câu hỏi của mình).

Sau đây là một số câu hỏi gợi ý từ tôi:

Đặt các câu hỏi đúng sẽ giúp bạn xác định được hướng đi khoa học, tiết kiệm thời gian và công sức ngay từ đầu.

Dưới đây là một số ghi chú (câu trả lời gợi ý) mà tôi đã áp dụng trong quá trình tự học

Một số gợi ý thôi. Ai có ý tưởng gì hay hơn thì chia sẻ cho tôi với nhé 😉

Sau khi đã có những câu hỏi về bức tranh lớn, tôi hi vọng bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn về việc nên bắt đầu tìm hiểu cái gì, ở đâu trước.

Dưới đây là một số gợi ý tôi tổng hợp từ video của anh Devlin Peck, có bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với người mới học

Về phần tôi, tôi cho rằng trước khi bắt tay vào học một cái gì, chúng ta cũng cần nắm thật chắc những khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực đó. Ví dụ như Instructional Design là gì? Nếu bạn phải đứng trước 1 đám đông và giải thích Instructional Design là gì,không là cái gì, trong vòng 30 giây, bạn sẽ nói như thế nào? Câu trả lời của bạn thể hiện mức độ hiểu của bạn sâu sắc tới đâu về lĩnh vực khá mới mẻ (nhưng cũng rất quen thuộc) này.

Về phần tôi, tôi cũng chưa chắc là mình đã nói được đầy đủ và dễ hiểu, nên ở phần sau, hãy cùng nhau làm rõ phần nền tảng này trước đã, rồi chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp những phần khác (về lý thuyết học tập learning theories, về công cụ tools, v.v.) nhé

Hẹn gặp bạn ở bài sau! 😉

Vân

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *